LIÊN HỆ
Nhận Ký Gửi

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÍA TÂY HƯỞNG LỢI TỪ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC

Nhà Nước thúc đẩy triển khai cơ sở hạ tầng giao thông ở phía Tây khu vực Long An, hoàn thành và đưa vào đồng bộ với các tuyến đường bộ Cao Tốc để phát triển tiềm năng của bất động sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1. Thị trường bất động sản đang dần phục hồi
- Với những chính sách nới lỏng sau dịch Covid-19, nhiều Doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại bình thường và đưa nền kinh tế phát triển trở lại. Trong đó, thị trường bất động sản sẽ khôi phục tốt hơn nhờ vào việc Nhà Nước đang tập trung tiến hành triển khai các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông. Trong thời gian tới, thị trường bất động sản phía Tây, Đặc biệt là Long An sẽ là nơi tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vì có nhiều lợi thế lớn về vị trí và cơ sở hạ tầng giao thông.

Bất Động sản đáng được quan tâm ở khu vực bến lức - Khu Dân Cư Long cang  (52ha)

Bất Động sản đáng được quan tâm ở khu vực bến lức - Khu Dân Cư Long cang (52ha)

2. Cơ sở hạ tầng giao thông phía Tây
Nhà Nước thúc đẩy triển khai hạ tầng giao thông ở phía tây khu vực Long An, hoàn thành và đưa vào đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc như là: Đường Cao Tốc Bắc-Nam, Đường Cao Tốc Thành Phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (ký hiệu CT01), Đường Cao Tốc Bến Lức-Long Thành, Đặc biệt Là Đường Vành Đai 4 Đi ngang qua dự án Long Cang River-Park (dự án với qui mô 45ha) những đường Cao Tốc này góp phần lớn và phát triển tiềm năng của bất động sản phía Tây, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn khu vực phía Tây Long An.

Cụ thể Đường cao tốc Bến Lức-Long Thành là tuyến đường cao tốc đang được xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 57,09 (km), nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.

Đường cao tốc Bến Lức-Long Thành được phát lệnh thi công xây dựng từ tháng 7 năm 2014 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Sau khi hoàn thành đường cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ giúp cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần chạy vào những tuyến đường bên trong Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và giảm thời gian đi di chuyển từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Lộ Trình: Đường cao tốc bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An và đi qua địa bàn các xã Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức, Phước Lý, Long Thượng thuộc huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An, Bình Chánh, Tân Quý Tây, Hưng Long, Đa Phước thuộc huyện Bình Chánh, Nhơn Đức, Long Thới thuộc huyện Nhà Bè, Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh, Phước Khánh Vĩnh Thanh, Phước An, thuộc huyện Nhơn Trạch, Phước Thái thuộc huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai; và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, 4.89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành Đai Tp.HCM

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành Đai Tp.HCM

Tuyến Đường Vành Đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài 197,6 km, đi qua 5 tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An. Đây được coi là một dự án được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1698/QĐ-TTg được phê duyệt chi tiết vào ngày 28/09/2011, quy mô kỹ thuật là đường cao tốc đô thị, mặt ngang từ 6 đến 8 làn xe, tốc độ 100km/h, mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, tuyến đường vành đai 4 tạo ra nhiều thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế dịch vụ cảng.
- Trong tương lai, kết hợp với mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông và tuyến đường vành đai 4 TP.HCM sau khi hoàn thành sẽ giải quyết các điểm nghẽn giao thông từ TP.HCM di chuyển đến Long An, Bình Dương, Đồng Nai, góp phần làm cho mạng lưới giao thông giảm ùn tắc và giúp cho kết nối tới các đô thị vệ tinh trong vùng và ngoài vùng.

 Bộ Xây dựng Long An: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

Bộ Xây dựng Long An: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

 

Icon động, để lại yêu cầu